Quan hệ với chủ nghĩa phát xít Chủ nghĩa phục quốc Do Thái xét lại

Shavit cho rằng tính cách dân tộc và sự thù địch dành cho chủ nghĩa xã hội đã khiến cho chủ nghĩa phục quốc xét lại tiếp nhận tư tưởng phát xít vào thập niên 1920. Thời điểm ấy, những người phục quốc tự thể hiện mình là đội tiên phong của dân tộc, bảo vệ lợi ích quốc gia, còn hàng ngũ xét lại là phong trào cách mạng phản động. Hoạt động của Jabotinsky trong Tổ chức phục quốc Do Thái làm dấy lên nhiều quan tâm. Những người xét lại nhận được nhiều ủng hộ từ tầng lớp trung lưu khi tham gia bầu cử tại Tel Aviv, trong khi Yishuv thường nhận được số phiếu bằng với đảng cánh tả Liên minh Lao động Ahdut HaAvoda (אַחְדוּת הַעֲבוֹדָה‎). Theo Shavit, hình ảnh chung về phong trào Jabotinsky là chủ nghĩa xét lại kết hợp với cánh hữu. Cánh hữu ở châu Âu khi ấy gồm phát xít, chủ nghĩa quốc xã và các phong trào dân tộc. Những người phục quốc Do Thái còn lại ở châu Âu rất hay sử dụng cách so sánh này. Bản thân Ben-Gurion đã gọi những người xét lại là "phát xít Do Thái". Irgun và Lehi được miêu tả giống như các hoạt động của Đức quốc xã.[110] Hillel Halkin mô tả thái độ của chính Jabotinsky với phát xít Ý là khá mâu thuẫn. Tuy nhiên, hệ tư tưởng của chủ nghĩa phục quốc xét lại thì không mang quan điểm phát xít. Năm 1926, Jabotinsky viết rằng gia súc thì có người chăn (lãnh đạo) nhưng người văn minh thì không (cần).[111]

Các nhà hoạt động chính của Brit ha-Birjionim, từ trái sang phải: Jehoshua Jevin, Uri Zvi GreenbergAbba Ahimeir

Khi nghiên cứu về các lãnh đạo cốt lõi của chủ nghĩa phục quốc xét lại cũng như số liệu riêng có thể đem lại cái nhìn khác nhau về thái độ dành cho chủ nghĩa phát xít. Shavit chỉ ra rằng cánh quân sự Palestine thể hiện sự ngưỡng mộ đối với chủ nghĩa phát xít, nhưng đây không đơn thuần chỉ là việc phản đối chủ nghĩa cộng sản mà có nền tảng sâu sắc hơn. Abba Ahimeir coi phát xít Ý đã hà sinh khí mới vào giới trẻ, hiện thân của phong trào giải phóng dân tộc quần chúng. Đối với Ahimeir, chủ nghĩa phát xít thay thế cho chủ nghĩa Bolshevik nguy hiểm và vô dân chủ. Ông cho rằng mục tiêu chủ nghĩa phục quốc là giải phóng dân tộc Do Thái giống như chủ nghĩa phát xít, thực hiện thông qua công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Khi chủ nghĩa quân phiệt trở nên phổ biến với những người xét lại ở châu Âu, báo chí Betar đưa ra nhiều lời lẽ tích cực về phát xít Ý.[112] Ở Palestine, Ahimeir là thủ lĩnh của phong trào Brit ha-Birjionim và bị coi là kẻ thù chính của những người theo chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Nhóm này bị ám chỉ so sánh đến truyền thống SicariiZealots thời xưa. Những người Do Thái ở Yishuv thừa nhận tư tưởng quốc xã này dù cho có bạo động chống Đức ở Jerusalem năm 1933. Jabotinsky ngưỡng mộ lòng hăng hái nhiệt thành của nhóm, nhưng lên án Ahimeir công khai tôn thờ chủ nghĩa phát xít.[113][114]

Shavit nhấn mạnh rằng toàn bộ quan điểm đồng tình với chủ nghĩa phát xít phần lớn bắt nguồn từ các bài viết của giới trí thức xét lại, họ coi chủ nghĩa phát xít như một phong trào quốc gia tích cực. Ngoài ra, chủ nghĩa quân phiệt Betar hướng tới sự thống nhất và sùng bái nhà nước là trọng tâm của một quốc gia có thể gây ấn tượng giống như chủ nghĩa phát xít.[115]

Sau khi Hitler lên nắm quyền năm 1933, nhiều phần tử cực đoan tin rằng những người xét lại có thể học hỏi từ cách Đức Quốc xã lên nắm quyền. Trước đó, nhà hoạt động Brit ha-Birjionim Jehoshua Jevin đã giới thiệu Đức quốc xã như điển hình của phong trào giải phóng dân tộc ngang hàng với Garibaldi, Piłsudski, Ba LanSokol của Tiệp Khắc. Người ta thậm chí còn tin rằng Quốc xã nắm quyền sẽ làm người Do Thái ở Đức tỉnh thức và trở về phục quốc. Tuy nhiên, Jabotinsky cảnh báo rằng chủ nghĩa quốc xã Đức là bài Do Thái, sẽ mang đến nhiều đau đớn cho dân Do Thái. Chỉ khi Đức Quốc xã bắt đầu ban hành luật chống Do Thái thì những kẻ cực đoan mới ủng hộ lời kêu gọi của Jabotinsky. Nhiều người trong đó tham gia tấn công vào các cơ quan ngoại giao, văn phòng trụ sở của người Đức ở Jerusalem và Haifa. Bản thân Jabotinsky cũng coi những phần tử cực đoan là đã rời bỏ truyền thống Do Thái đi theo các lý thuyết cách mạng khác. Tuy nhiên, Shindler cho rằng chính do những kẻ cực đoan quan tâm đến Quốc xã khiến cho chủ nghĩa xét lại bị gán ghép vĩnh viễn là phát xít Do Thái.[116]

Một trong những chủ tịch đoàn đại hội thành lập NZO là Jacob de Haas nói họ không thích cộng sản và dân chủ nhưng cũng không phải phát xít, chỉ là "chống dân chủ". Thủ quỹ NZO Wolfgang von Weisl lại thừa nhận dù có nhiều khác biệt, những người xét lại đa số đồng cảm với phát xít Ý. Có những người đã vui mừng Mussolini khi giành được thắng lợi chính trị tại bán đảo Ý, rồi đến chiến dịch Abyssinia.[117]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ nghĩa phục quốc Do Thái xét lại http://en.jabotinsky.org/zeev-jabotinsky/life-stor... https://kotar.cet.ac.il/KotarApp/Viewer.aspx?nBook... https://kotar.cet.ac.il/KotarApp/Viewer.aspx?nBook... https://kotar.cet.ac.il/KotarApp/Viewer.aspx?nBook... https://etzel.org.il/english/index.html https://en.idi.org.il/israeli-elections-and-partie... https://www.likud.org.il/%D7%A2%D7%9C-%D7%94%D7%9C... https://www.nli.org.il/en/newspapers/chadn https://www.nli.org.il/en/newspapers/chadn/1937/11... https://www.nli.org.il/en/newspapers/chadn/1938/03...